Biên độ trong ngân hàng là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến lãi suất vay

Người đi vay có lẽ đã quá quen thuộc với 2 từ biên độ, được hiển thị trong mục Hợp đồng cho vay. Vậy biên độ lãi suất trong Ngân hàng là gì ? Được quy định như thế nào ? Bài viết này sẽ đưa ra những đáp án xoay quanh chủ đề ấy nha.

Biên độ là gì ?

Biên độ lãi suất là thuật ngữ thường được các ngân hàng sử dụng trong công thức tính lãi suất cho vay. Biên độ chính là tỷ lệ phần trăm chênh lệch, giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tại ngân hàng, trong một thời điểm nhất định. Đây là chỉ số được đa số ngân hàng sử dụng để xác định lãi suất cho vay.

Biên độ lãi suất là thuật ngữ thường được các ngân hàng sử dụng trong công thức tính lãi suất cho vay.
Biên độ lãi suất là thuật ngữ thường được các ngân hàng sử dụng trong công thức tính lãi suất cho vay.

Chỉ số này là con số để phản ánh lợi nhuận của một ngân hàng. Nếu lãi suất cho vay càng cao thì biên độ lãi suất càng lớn, từ đó ngân hàng càng có nhiều lợi nhuận và ngược lại.

Vai trò của biên độ đối với lãi suất vay

Biên độ lãi suất giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Cụ thể như sau:

Giúp khách hàng so sánh lãi vay

Khi đi vay, đừng chỉ quan tâm lãi suất những năm đầu. Mà hãy quan tâm biên độ, vì biên độ quyết định phần lãi suất những năm sau. Thông thường, phần lãi suất ưu đãi chỉ kéo dài cố định trong 1 năm đầu. Nếu vay thời hạn dài, bạn nên quan tâm phần biên độ nhé. Từ đó, bạn sẽ có sự so sánh giữa các Ngân hàng để có những lựa chọn tốt nhất.

Giúp khách hàng tính chính xác phần lãi chênh lệch

Nếu hiểu rõ về biên độ và lãi suất cơ sở, bạn có thể dễ dàng tự tính phần lãi chênh lệch khi đi vay. Từ đó, giúp bạn cân đo đong đếm chính xác, nhất là đối với những người đi vay để kinh doanh.

Giúp khách hàng chủ động lựa chọn Ngân hàng tốt nhất

Căn cứ vào biên độ lãi suất khách hàng sẽ đưa ra những so sánh, đánh giá giữa các mức lãi suất của các ngân hàng với nhau. Từ đó lựa chọn được ngân hàng cho vay với mức ưu đãi nhất, tiết kiệm được chi phí lãi vay khi có nhu cầu vay vốn.

Công thức tính biên độ phổ biến hiện nay

Nếu hiểu rõ về biên độ và lãi suất cơ sở, bạn có thể dễ dàng tự tính phần lãi chênh lệch khi đi vay.
Nếu hiểu rõ về biên độ và lãi suất cơ sở, bạn có thể dễ dàng tự tính phần lãi chênh lệch khi đi vay.

Thông thường, phần lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu tiên khi vay sẽ được gọi là lãi suất cố định. Phần lãi suất những năm sau, sẽ được gọi là lãi suất thả nổi. Công thức tính lãi suất thả nổi sẽ được tính theo 3 công thức phổ biến hiện nay: 

Lãi suất thả nỗi = Lãi suất cơ sở + biên độ.

Trong đó:

  • Lãi suất cơ sở có thể được quy định theo công thức lãi suất riêng của từng Ngân hàng. Và có thể được điều chỉnh định kỳ 3 tháng/lần. Bạn có thể hỏi trực tiếp Cán bộ tín dụng ở phần lãi suất cơ sở này. Và nếu cẩn trọng hơn, bạn hãy nhờ bên phía Ngân hàng thông báo đến bạn nếu Lãi suất cơ sở có điều chỉnh. 

Lãi suất thả nổi = Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng + biên độ

Trong đó:

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng: là % chênh lệch bạn sẽ nhận được khi tham gia Gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng tại Ngân hàng. Và phần lãi suất gửi tiết kiệm này, sẽ được quy định và kiểm soát chặt chẽ bởi Ngân hàng nhà nước. Nên cứ yên tâm nếu khoản vay của bạn được tính theo công thức này, chắc chắn sẽ không quá cao.

Lãi suất thả nổi = Lãi suất bình quân của 4  ngân hàng Big4 + Biên độ lãi suất

Big4 là thuật ngữ để chỉ top 4 Ngân hàng nhà nước lớn nhất Việt Nam bao gồm Vietcombank, Viettinbank, Agribank và BIDV
Big4 là thuật ngữ để chỉ top 4 Ngân hàng nhà nước lớn nhất Việt Nam bao gồm Vietcombank, Viettinbank, Agribank và BIDV.

Trong đó:

Big4: là thuật ngữ để chỉ top 4 Ngân hàng nhà nước lớn nhất Việt Nam bao gồm: Vietcombank, Viettinbank, Agribank và BIDV. Như vậy, Công thức tính này khá khách quan và công bằng. Tuy nhiên, có rất ít ngân hàng lựa chọn. Và nếu có, thường chỉ áp dụng cho các khách hàng và chương trình đặc biệt.

Tham khảo biên độ tại 1 số Ngân hàng lớn hiện nay

Đây là biên độ lãi suất của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam trong năm 2020. Lưu ý, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thông tin cụ thể, các bạn cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng.

  • Vietcombank: lãi suất là 3,5%
  • BIDV: lãi suất là 4%
  • Vietinbank: lãi suất là 3,5%
  • Sacombank: lãi suất là 5,5%
  • MBBank: lãi suất là 4,2%
  • SCB: lãi suất là 5%
  • ACB: lãi suất là 3,9%
  • NCB: lãi suất là 4%

Những lưu ý khác ngoài biên độ

Bạn nên làm một bài toán so sánh phí phạt trả nợ trước hạn giữa các bank khác nhau, để cân nhắc tài chính
Bạn nên làm một bài toán so sánh phí phạt trả nợ trước hạn giữa các bank khác nhau, để cân nhắc tài chính.

Nếu bạn là người đi vay, để mua nhà ổn định cuộc sống thì chỉ quan tâm đến biên độ là đã đủ để hưởng mức lãi suất ổn áp nhất rồi. Nhưng đối với, những người đi vay để kinh doanh, để mua bán Bất động sản, thì ngoài biên độ, bạn cần quan tâm đến các vấn đề sau:

Phí phạt trả nợ trước hạn:

Phần này rất quan trọng đối với người vay để kinh doanh nha. Bạn nên làm 1 bài toán so sánh phí phạt trả nợ trước hạn giữa các bank khác nhau, để cân nhắc tài chính. Từ đó đưa ra 1 phương án tốt nhất cho mục đích vay vốn của mình.

Các loại phí phải đóng khi vay

Tùy vào từng ngân hàng khác nhau mà sẽ có những quy định khác nhau về các loại phí phải nộp khi vay. Ngoại trừ, phí đánh thế chấp tài sản và Phí công chứng tại Văn phòng công chứng ra (vì 2 phí này là bên đơn vị thứ 3 thu phí). Thì các loại phí khác, bạn cũng nên quan tâm để cân nhắc lựa chọn.

Phí thẩm định Tài sản

Phần này, cũng tùy vào quy định của mỗi Ngân hàng, sẽ có mức nộp phí định giá Tài sản khác nhau. Có bank chỉ yêu cầu đóng phí 500k với tất cả các tài sản và chỉ đóng phi 1 lần. Thì cũng có bank, quy định phí dựa vào giá trị tài sản, số tiền vay và có thể thu phí thêm lần 2.

Trên đây, là 1 số kiến thức cơ bản xoay quanh vấn đề biên độ. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mọi sự thật đều cần phải trải nghiệm. Cám ơn bạn đã đọc đến đây.

Rất mong nhận được đánh giá từ bác

Để lại lời nhắn

Vay Online
Logo