Giải ngân là gì? Vì sao nói Giải ngân là bước quan trọng nhất của quy trình vay vốn?

Những ai từng đi vay chắc chắn đều 1 lần nghe đến thuật ngữ “Giải ngân nhận tiền” rồi đúng không ? Vậy giải ngân chính xác là gì? Có bao nhiêu hình thức giải ngân? Mời bạn tham khảo bài viết này nhé.

Giải ngân là gì?

Giải ngân là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Giải ngân là quá trình hạch toán số tiền Ngân hàng phê duyệt khoản vay cho khách hàng. Đây là khoản thanh toán mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ trao cho người đi vay theo thỏa thuận của hợp đồng đã được kí kết giữa 2 bên. 

Giải ngân là quá trình hạch toán số tiền Ngân hàng phê duyệt khoản vay cho khách hàng
Giải ngân là quá trình hạch toán số tiền Ngân hàng phê duyệt khoản vay cho khách hàng

Việc giải ngân sẽ được thực hiện sau khi hoàn thiện hồ sơ, hợp đồng , thực hiện đầy đủ các thủ tục vay và được ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chấp thuận hồ sơ vay vốn. Việc giải ngân có thể được thực hiện 1 lần hoặc chia thành các lần tùy thuộc vào thỏa thuận giữa 2 bên. Nguồn vốn giải ngân có thể được trao nhận dưới nhiều hình thức như tiền mặt, séc, thẻ tín dụng…

Có bao nhiêu hình thức

Phụ thuộc vào mục đích của khách hàng, giải ngân sẽ được phân ra làm 2 loại phổ biến:

Giải ngân phong tỏa

Đặc điểm của hình thức này là khoản vay  đã được giải ngân, khách hàng đã nhận được tiền trong tài khoản nhưng khách hàng không thể rút được ngay số tiền này ra để sử dụng. Thông thường hình thức này thường được áp dụng cho mục đích mua hàng hóa, sản phẩm, bất động sản, xe.. 

Do đó, khoản tiền này sẽ bị khóa tạm thời cho tới khi khách hàng hoàn thành việc mua bán hàng hóa, tài sản hoặc hoàn tất đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền như mục đích ban đầu trong hồ sơ vay vốn.

Giải ngân không phong tỏa

Chính là hình thức ngược lại với giải ngân phong tỏa, khách hàng nhận được khoản vay trong tài khoản tín dụng và có thể rút ra để sử dụng ngay hoặc khoản vay có thể được chuyển trực tiếp cho bên thứ 3. 

Phụ thuộc vào mục đích của khách hàng, giải ngân sẽ được phân ra làm 2 loại phổ biến
Phụ thuộc vào mục đích của khách hàng, giải ngân sẽ được phân ra làm 2 loại phổ biến

Vì rủi ro khá cao với phía ngân hàng nên hình thức này thường được áp dụng với các khoản vay nhỏ và chỉ áp dụng với một số chi nhánh, ngân hàng. Lợi ích hình thức này đem lại cho khách hàng là nhanh chóng và tiện lợi, khách hàng có thể nhận được khoản vay và sử dụng ngay mà không cần chờ đợi.

Thời gian mất bao lâu?

Thời gian giải ngân thông thường rơi vào 1-2 ngày, tùy vào điều kiện của từng ngân hàng, tổ chức tín dụng và độ phức tạp, tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ. Đối với một số hồ sơ quá phức tạp, thời gian duyệt vay có thể kéo dài từ 3-4 ngày đến vài tuần.

Đối với những khoản vay hạn mức, vay tín chấp, vay tiêu dùng,… đơn giản thì thời gian hạch toán sẽ diễn ra khá nhanh. Chỉ tầm vài tiếng đồng hồ, có khi chỉ khoảng 40 phút. Tùy vào mục đích vay vốn của bạn.

Giải ngân là bước quan trọng nhất của Quy trình vay vốn

Có thể nói trong 5 bước của quy trình vay vốn ngân hàng thì giải ngân chính là bước quan trọng nhất. Để giải ngân nhận được tiền, Khách hàng phải trải qua 5 bước sau đây:

Bước 1: Đăng ký vay vốn với Cán bộ tín dụng và kê khai thông tin cá nhân

Đầu tiên, khách hàng cần chủ động liên hệ với phía Ngân hàng muốn vay hoặc thông qua bên công ty thứ 3 giới thiệu Ngân hàng cho bạn (trong trường hợp vay mua ô tô, mua nhà dự án,…). Sau đó, bạn sẽ làm 1 Giấy đề nghị vay vốn và kê khai các thông tin cá nhân như: độ tuổi, nghề nghiệp, mục đích của việc vay vốn là gì, khả năng hoàn trả,..

Sau đó, Cán bộ tín dụng sẽ tiếp nhận bản kê khai và xác minh độ trung thực, tính chính xác của các thông tin khách hàng đã cung cấp.

Bước 2: Cung cấp các hồ sơ liên quan

Có thể nói trong 5 bước của quy trình vay vốn ngân hàng thì giải ngân chính là bước quan trọng nhất
Có thể nói trong 5 bước của quy trình vay vốn ngân hàng thì giải ngân chính là bước quan trọng nhất

Bạn cần cung cấp đầy đủ các loại hồ sơ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng như: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ chứng minh tài chính, hồ sơ mục đích vay vốn,…. Khách hàng phải cung cấp đầy đủ và trung thực tất cả các loại hồ sơ này cho phía ngân hàng

Bước 3: Thẩm định

Sau khi nhận hồ sơ của khách hàng thì ngân hàng sẽ bố trí các chuyên viên ngân hàng đi tiến hành thẩm định hồ sơ. Việc thẩm định hồ sơ với nội dung chính là xác định tính chính xác cũng như phù hợp của hồ sơ mà khách hàng đã cung cấp.

Trong trường hợp khi khách hàng tiến hành nộp thiếu hồ sơ thì chuyên viên hoàn toàn có thể yêu cầu bổ sung đầy đủ để tiến hành thẩm định lại.

Trong một số trường hợp cần thiết thì các chuyên viên hoàn toàn có thể tiến hành đặt một số câu hỏi dành cho khách hàng để có thể kiểm tra xem khách hàng có phù hợp với các điều kiện vay vốn hiện có của ngân hàng hay không.

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Thông thường bước này được thực hiện bởi các người quản lý của ngân hàng hoặc các tổ chức cho vay vốn. Theo đó thì trước khi quyết định có phê duyệt hay là không thì người quản lý sẽ nhận được hồ sơ thẩm định của các chuyên viên.

Trong một số trường hợp nếu như số tiền mà khách hàng cần vay quá lớn thì ngân hàng sẽ thành lập ra một tổ thẩm định độc lập khác để có thể tiến hành thẩm định lại toàn bộ số hồ sơ, điều này là vô cùng quan trọng vì nó sẽ đảm bảo tính minh bạch công bằng và khách quan.

Sau khi đọc xong bản hồ sơ thẩm định của các chuyên viên thì người quản lý của ngân hành sẽ tiến hành đưa ra quyết định có phê duyệt đối với hồ sơ của khách hàng hay là không.

Bước 5: Giải ngân

Giải ngân đây chính là bước cuối cùng của một quá trình vay vốn, sau khi thông qua 4 bước trên và được nhận được sự đồng ý của người quản lý tại ngân hàng đó thì ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho bạn số tiền đúng như trong hợp đồng đã được ký kết ban đầu. 

Thông thường thì việc giải ngân có thể diễn ra trong một lần hoặc nhiều lần tùy theo số tiền bạn cần vay vốn.

Rất mong nhận được đánh giá từ bác

Để lại lời nhắn

Vay Online
Logo