Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo. Dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ. Để phục vụ cho các mục đích cá nhân. Ngày nay, việc vay tín chấp trở nên rất dễ dàng. Nhờ thị trường tài chính, ngân hàng diễn ra sôi nổi. Tuy nhiên, bạn cần hiểu chính xác về hình thức cho vay này. Để tránh va vào những công ty cho vay nặng lãi trá hình. Bài viết này, sẽ cung cấp một số kiến thức cơ bản về vay tín chấp. Hãy cùng tìm hiểu nha.
Vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp tức là lấy uy tín ra thế chấp. Thông thường sẽ dựa trên: CMND, Giấy phép lái xe, Sổ hộ khẩu hoặc bảng lương, Hợp đồng lao động,… là có thể vay được. Một khoản vay tín chấp sẽ dao động tùy vào nhu cầu của mỗi người. Thấp nhất là 10 triệu đồng và cao nhất tầm 500 triệu đồng. Tùy vào đối tượng và chức vụ.
Cũng có trường hợp vay trên các: hóa đơn điện, hóa đơn nước, hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ, cavet xe gắn máy,…Thủ tục và chứng từ cung cấp càng nhiều thì lãi suất sẽ càng rẻ. Vì khi cung cấp được chứng từ rõ ràng, minh bạch. Thì càng chứng tỏ bạn là người uy tín, có đầy đủ khả năng trả nợ.
Lãi suất vay
Thông thường, lãi suất cho vay tín chấp sẽ cao gấp đôi hoặc gấp ba so với lãi suất vay thế chấp. Điều đó là dĩ nhiên, vì mức độ rủi ro cao hơn rất nhiều. Nên vấn đề vì sao lãi cao bạn đừng nên thắc mắc nữa nhé.
Hiện nay có 2 đơn vị cho vay phổ biến và uy tín trên thị trường là: Công ty tài chính và Ngân hàng. Lãi suất vay của công ty tài chính sẽ cao hơn so với lãi suất cho vay của các ngân hàng. Thủ tục cho vay của các Ngân hàng sẽ đòi hỏi chứng từ cung cấp nhiều hơn và thời gian xét duyệt lâu hơn.
Để được vay tín chấp tại các Ngân hàng. Bạn phải là người lao động đi làm tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, ban ngành,…Tức là bạn bắt buộc phải cung cấp được Hợp đồng lao động và bảng lương sao kê 3 tháng gần nhất.
Còn vay tại Công ty tài chính thì dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần là người đi vay uy tín, đã từng vay mua các sản phẩm điện máy, điện thoại trả góp. Sau khi kết thúc khoản vay mua đồ trả góp, chắc chắn bạn sẽ được các Công ty tài chính mời chào tham gia khoản vay tín chấp tiêu dùng tiếp theo.
Nếu bạn chưa từng giao dịch qua hình thức mua đồ trả góp. Bạn có thể chỉ cần CMND, sổ hộ khẩu là có thể vay được khoản vay tín chấp lên đến 70 triệu đồng. Thông qua các công ty tài chính. Một số công ty tài chính nổi bật hiện nay như: FE Credit, Home Credit, HD Saison, MB Credit,…
So sánh Ưu, khuyết điểm giữa Công ty tài chính và Ngân hàng
Ngân hàng
Ưu điểm
Lãi suất năm đầu rẻ dao động tầm 20% đến 36%/năm.
Phí phạt trả nợ trước hạn cũng rẻ.
Được kiểm soát chặt chẽ về lãi suất bởi Ngân hàng nhà nước. Nên phần biên độ những năm sau cũng vẫn rẻ.
Hình thức nhắc nợ lịch sự, nhẹ nhàng. Nhắc nợ Khách hàng đa số bằng tin nhắn.
Ngân hàng có trụ sở rõ ràng, nên việc thắc mắc hay cần hỗ trợ về khoản vay sẽ rất dễ dàng, tiện lợi.
Việc trả nợ hàng tháng nhanh, gọn. Bạn chỉ cần chuyển tiền vào Tài khoản mở tại Ngân hàng, việc còn lại Ngân hàng sẽ lo.
Khuyết điểm
Đòi hỏi chứng từ cung cấp phức tạp hơn. Ví dụ: Hợp đồng lao động phải trên 1 năm, lương tối thiểu phải bao nhiêu 1 tháng,…
Thời gian thẩm định sẽ lâu hơn. Dao động tầm 1 tuần đến 2 tuần.
Mua Bảo hiểm khoản vay suốt thời gian vay là bắt buộc và Khách hàng không được từ chối.
Khả năng từ chối hồ sơ sẽ cao nếu bạn chưa từng giao dịch trước đó tại Ngân hàng hoặc làm việc tại một Doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Công ty tài chính
Ưu điểm
Thủ tục dễ dàng, nhanh chóng. Chứng từ cung cấp không đòi hỏi quá nhiều.
Thời gian giải ngân, nhận tiền rất nhanh. Có khi chỉ tầm 15 phút. Để vay tại Công ty tài chính, đa phần bạn chỉ cần lịch sử giao dịch tín dụng trong sạch.
Khuyết điểm
Lãi suất cao. Dao động tầm 50-60%/năm.
Phí phạt trả nợ trước hạn cũng rất cao.
Nhắc nợ trước ngày quy định trả nợ rất sớm. Hình thức gọi điện thoại liên tục khá phiền. Nhân viên đòi nợ đa số gọi số 1 chiều, bạn sẽ không dễ dàng liên lạc lại được.
Không có trụ sở chính tại hầu hết các tỉnh thành. Và nhân viên làm hồ sơ sẽ luân phiên thay đổi. Nên khi có thắc mắc cần hỏi bạn sẽ phải tốn tiền để gọi lên số Hotline. Và số Hotline thì muốn gặp nhân viên tư vấn rất “hên xui”.
Sẽ tốn 1 khoản kha khá để mua Bảo hiểm khoản vay. Thông thường, phần Bảo hiểm này sẽ không được tư vấn, mà tự cộng vào khoản trả hàng tháng của bạn.
Hình thức trả nợ hàng tháng rất lu bu. Bạn phải đóng tiền qua các địa điểm thu nợ như: Bưu điện, Cửa hàng Thế giới di động, FPT,… và còn tốn phí. Một tháng sẽ mất tầm 11.000 đồng cho phí đi trả nợ.
Nếu đóng tiền qua các app thanh toán điện tử, bạn cần phải nhớ số Hợp đồng vay chính xác.
Phí phạt trả chậm trễ rất cao. Trễ 3-10 ngày có thể phạt lên đến 300.000 đồng.
Điều kiện vay tín chấp
Ngân hàng
Đối với các Ngân hàng, để được vay tín chấp. Điều kiện bắt buộc chung như sau
Pháp lý: CMND, sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận kết hôn hoặc xác nhận độc thân.
Nguồn thu:
Hợp đồng lao động phải có thời hạn bắt buộc 1 năm. Kinh nghiệm làm việc tối thiểu 3 tháng. Bảng lương sao kê 3 tháng gần nhất.
Đối với công chức, viên chức nhà nước. Cần cung cấp Quyết định biên chế, Quyết định nâng bậc lương, xác nhận công tác. Sao kê lương hoặc xác nhận lương 3 tháng gần nhất.
Ngoài ra, tùy vào những ngân hàng khác nhau sẽ có những quy định khác nhau. Khách hàng có thể bắt buộc cung cấp 1 số chứng từ thêm như: Sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế,…
CIC:
Lịch sử giao dịch tín dụng phải trong sạch, không vướng nợ xấu, không từng trễ hạn trả nợ trong 1 tháng gần nhất.
Trường hợp vay tín chấp. Điều kiện CIC chỉ cần của Khách hàng mà thôi, không cần tra cứu CIC đối với vợ/chồng người đi vay.
Các khoản phí phải trả:
Bạn sẽ tốn 1 khoản phí dao động từ 300.000 – 500.000 đồng, tùy vào quy định của mỗi Ngân hàng. Phí này sẽ bao gồm: Phí tư vấn tài chính và Phí cấp Hạn mức tín chấp.
Bạn phải mua 1 gói Bảo hiểm khoản vay bắt buộc khi tham gia hình thức vay này. Phần Bảo hiểm này nhằm đảm bảo khi người vay có chuyện không may xảy ra. Bảo hiểm sẽ giữ nhiệm vụ thanh toán khoản nợ còn lại cho Ngân hàng.
Thời gian vay: sẽ dao động tầm 12 đến tối đa 48 tháng.
Công ty tài chính
Đối với công ty tài chính. Thủ tục và điều kiện vay sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần cung cấp: CMND, Sổ hộ khẩu hoặc Giấy phép lái xe, Sổ hộ khẩu. Cùng 2 số điện thoại người thân để tham chiếu về công việc, địa chỉ của bạn là xong.
Về Lịch sử giao dịch tín dụng. Bạn cũng cần phải có 1 lý lịch giao dịch trong sạch, không vướng nợ xấu nghiêm trọng. Nếu chỉ trễ hạn các khoản vay trước đó 1,2 lần bạn vẫn có thể được vay được.
Có 1 số Công ty tài chính sẽ yêu cầu bạn cung cấp: Hóa đơn điện, nước hoặc Cavet xe, Hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ, Hợp đồng lao động, sao kê lương,… Lúc này đừng vội cáu gắt lên, bảo họ làm khó. Thật ra, thủ tục càng rắc rối, lãi suất sẽ càng rẻ mà thôi.
Vay tín chấp Ngân Hàng nào tốt nhất?
Để trả lời cho câu hỏi này. Trước tiên, bạn cần phải nhớ, muốn tìm 1 đối tác tốt, hoàn hảo thì bạn bắt buộc phải là người hoàn hảo y như vậy. Nghĩa là, bạn cần có kinh nghiệm làm việc lâu dài, mức lương khá, và đơn vị công tác quy mô lớn, ổn định.
Nếu bạn đang công tác tại các cơ quan ban ngành, nhà nước hoặc chức vụ từ cấp trưởng phòng trở lên. Việc vay tín chấp tại các Ngân hàng sẽ diễn ra dễ dàng và số tiền được vay có thể lên đến vài trăm triệu đồng.
Hạn mức vay tín chấp tại các Ngân hàng, thông thường sẽ được tính theo lương thực lãnh, thời gian công tác, chức vụ, các khoản nợ người vay đang phải trả. Nên tùy vào điều kiện mỗi người khác nhau mà số tiền được cấp sẽ khác nhau.
Còn về Ngân hàng nào cho vay tín chấp tốt nhất hiện nay. Thì để mình trả lời như thế này nha. Do ảnh hưởng của Dịch Covid, nên tỷ lệ nợ xấu, phát mãi tài sản của các Ngân hàng hiện tại diễn ra khá nhiều. Cho nên, trong thời điểm này, hầu hết các Ngân hàng lớn đều hạn chế cho vay tín chấp, cũng như nhận thế chấp tài sản là ô tô, tàu đánh cá, máy móc sản xuất,…
Trước đó, hình thức vay này diễn ra rất thường xuyên ở 1 số bank chuyên cho vay tín chấp như: Liên Việt Post Bank, Vpbank, Techcombank, MB Bank,…
Những lưu ý khi vay tín chấp
Ngày nay, việc vay tín chấp diễn ra rất dễ dàng và công khai quảng cáo rầm rộ ở các trang mạng xã hội. Với tiêu đề bắt mắt như: “ Chỉ cần Click, có tiền ngay”.
Mà đúng y như câu PR đó, chỉ cần 1 cú nhấp chuột bạn sẽ nhận được ngay lập tức 1 khoản vay vài chục triệu đồng để tiêu xài đơn giản, nhanh chóng. Nhưng cái gì cũng vậy, càng dễ dàng, rủi ro sẽ càng cao. Hình thức đó, đa số chắc chắn là của bọn tín dụng đen trá hình. Một khi đã vướng vào, bạn sẽ dành hết cả cuộc đời để trả, với lãi suất khủng khiếp lên đến 100-200%.
Ngoài ra, bạn cần hết sức cẩn thận với những cuộc gọi hỗ trợ cho vay. Hình thức này, đa số sẽ đọc đúng số CMND của bạn và nói rằng bạn may mắn nhận được khoản cho vay ưu đãi gì đó. Với việc đánh cắp thông tin người dùng của Facebook, Google hiện tại nên số CMND của bạn bị lộ ra ngoài, cũng đừng ngạc nhiên.
Bạn cần lưu ý với trường hợp này nữa. Nếu có một khoản tiền bất ngờ chuyển thẳng vào Tài khoản cá nhân của bạn, với nội dung đại loại như: “Cho vay Hợp đồng số….”. Việc đầu tiên bạn cần làm, là ngay lập tức đến Ngân hàng đã chuyển số tiền đó vào. Nhờ nhân viên giao dịch hỗ trợ phong tỏa số tiền vừa chuyển vào ngay lập tức. Sau đó nhờ họ kiểm tra thông tin người chuyển và báo công an địa phương. Nếu bạn rút số tiền vừa chuyển vào, dù chỉ 1 ngàn đồng, bạn đã mắc bẫy của bọn cho vay bất lương.
Để bảo vệ uy tín của bản thân. Nếu có điều kiện rõ ràng, bạn nên vay tiền ở các Ngân hàng hoặc công ty tài chính uy tín như: HD Saison, MB Credit,…Đừng vì nôn nóng hay ngại thủ tục rắc rối mà dính vào các app vay tiền online. Mong các bạn hãy là người đi vay thông minh, với những chia sẻ nêu trên của mình nhé.