Bảo lãnh trong Ngân hàng là gì? Đặc điểm của Bảo lãnh Ngân hàng

Bảo lãnh là việc phía bên thứ ba đứng ra cam kết với Bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện một số nghĩa vụ liên quan cho bên được bảo lãnh. Vậy Bảo lãnh trong Ngân hàng là gì? Đặc điểm cụ thể như thế nào? Bài viết lần này sẽ giải đáp giúp bạn đọc.

Bảo lãnh trong Ngân hàng là gì?

Bảo lãnh ngân hàng là việc: phía bên thứ ba (bên bảo lãnh) đứng ra cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) để thực hiện một số nghĩa vụ thay mặt cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh).

Căn cứ theo điều 335 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định. Bảo lãnh sẽ hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện sai nghĩa vụ đã cam kết trước đó.

Khái niệm bảo lãnh dưới góc độ pháp lý và kinh tế có nhiều cách hiểu khác nhau.

Khái niệm bảo lãnh dưới góc độ pháp lý và kinh tế có nhiều cách hiểu khác nhau. Nhưng xét theo góc độ pháp lý, khái niệm bảo lãnh ở tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng giống nhau.

Đặc điểm

– Là giao dịch thương mại đặc thù.

– Thường do chủ thể là tổ chức tín dụng thực hiện.

– Tổ chức tín dụng không những có tư cách là người bảo lãnh mà còn có tư cách như một nhà kinh doanh ngân hàng.

– Bảo lãnh có mục đích, hệ quả tạo lập 2 hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và cam kết bảo lãnh. Chúng có quan hệ nhân quả, ảnh hưởng lẫn nhau nhưng độc lập về chủ thể và quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.

 – Đây không phải giao dịch 2 bên hay 3 bên mà là giao dịch kép.

– Bảo lãnh được xác lập, thực hiện dựa vào chứng từ, tính chất chứng từ của nó thể hiện. 

– Là bảo lãnh vô điều kiện.

Phát hành chứng thư Bảo lãnh Ngân hàng là gì ?

Chứng thư bảo lãnh là cam kết của bên ngân hàng bằng văn bản cho các doanh nghiệp về vấn đề: ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay đơn vị kinh doanh trong thời gian giới hạn khi đơn vị này không hoặc chưa thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là đơn vị thứ 3, tức là bên bán hàng.

Bảo lãnh Ngân hàng
Tổ chức tín dụng không những có tư cách là người bảo lãnh mà còn có tư cách như một nhà kinh doanh ngân hàng.

Trong chứng thư bảo lãnh sẽ bao gồm các nội dung cụ thể dưới đây:

– Tên, địa chỉ bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh.

– Ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ lãi, nợ gốc.

– Điều kiện cụ thể việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

– Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh.

– Hồ sơ liên quan tới việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của đơn vị nhận bảo lãnh với bên bảo lãnh.

– Quy định những nội dung liên quan tới việc xử lý, giải quyết tranh chấp nếu như phát sinh.

– Các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh cần thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả nợ hoặc trả không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh, phương thức chứng minh đã thực hiện biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo đúng quy định

Quy Trình

Bước 1: Ký hợp đồng với đối tác về thanh toán, dự thầu, xây dựng,… đối tác yêu cầu có bảo lãnh ngân hàng.

Bước 2: Lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh tới Ngân hàng.

Trong hồ sơ gồm có: Giấy đề nghị bảo lãnh, Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ mục đích, Hồ sơ tài chính kinh doanh, Hồ sơ TSBĐ.

Bước 3: Bên ngân hàng sẽ thẩm định về tính hợp pháp, khả thi của dự án, năng lực pháp lý của KH, hình thức bảo đảm, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu như đồng ý bên ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng cấp bảo lãnh cùng thư bảo lãnh.

Bảo lãnh Ngân hàng
Bên ngân hàng sẽ thẩm định về tính hợp pháp, khả thi của dự án, năng lực pháp lý của KH, hình thức bảo đảm, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Bước 4: Ngân hàng thông báo mẫu thư bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh.

Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.

Rủi ro cho Ngân hàng khi phát hành thư Bảo lãnh

– Điều kiện thanh toán không khả thi, dễ có tranh chấp.

– Bên bảo lãnh phải thanh toán khoản nợ thay bên được bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh chứng minh được họ đã áp dụng thu hồi nợ mà không được. Ngoài ra cần chứng minh bên bảo lãnh có vi phạm hợp đồng.

– Chủ thể ký phát hành bảo lãnh không đúng thẩm quyền khiến bên phát hành đưa ra những căn cứ pháp luật nhằm từ chối bảo lãnh.

– Dễ xảy ra hiện tượng giả danh người có thẩm quyền bên phát hành bảo lãnh bằng việc dùng chữ ký và con dấu giả.

 – Bên bảo lãnh có thể gặp nguy cơ lớn khó được thanh toán khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.

Bảo lãnh Ngân hàng
Là nhiệm vụ quan trọng với cả doanh nghiệp, ngân hàng và nền kinh tế.

Trên đây là một số thông tin giúp các bạn hiểu rõ bảo lãnh ngân hàng là gì? Ngoài ra cần hiểu rằng đây là nhiệm vụ quan trọng với cả doanh nghiệp, ngân hàng và nền kinh tế. Nó giúp tạo điều kiện để doanh nghiệp sản xuất tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng mối quan hệ thương mại quốc tế.

Rất mong nhận được đánh giá từ bác

Để lại lời nhắn

Vay Online
Logo