Cách tính lãi vay tín chấp rất cần thiết để sử dụng khi vay vốn. Cùng Vayonline tìm hiểu cách thức để tính lãi vay cực dễ và chính xác nhất nhé!
Lãi vay tín chấp là gì?
Lãi vay tín chấp là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền lãi so với số vốn vay. Mức lãi suất này thường được tính trong vòng một năm và có sự khác biệt giữa các ngân hàng. Dù vậy, tỷ lệ lãi suất vay vốn tại ngân hàng vẫn phải luôn tuân theo quy định giới hạn của ngân hàng nhà nước. Có thể hiểu đơn giản: sau khi vay của ngân hàng một số tiền thì bạn phải trả thêm khoản tiền lãi nữa. Khoản tiền lãi này sẽ được tính trên tổng số tiền lãi mà khách hàng phải chi trả hàng tháng.
Hiện nay, lãi suất vay tại các ngân hàng thương mại tại nước ta thường dao động từ 6 – 25%/năm, tùy thuộc vào từng ngân hàng, hình thức vay mà khách hàng lựa chọn, các ưu đãi đi kèm,… Cụ thể, nếu khách hàng vay tín chấp thì lãi suất cao hơn từ 16 – 25%/năm, trong khi đó vay thế chấp có lãi suất cao hơn 8 – 12%/năm.
Cách tính lãi vay tín chấp cực đơn giản bạn nên biết
Khi vay tín chấp, các ngân hàng thương mại hoặc công ty tài chính thường áp dụng 2 phương pháp tính lãi suất là tính lãi suất dựa trên dư nợ gốc và tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần.
Cách tính lãi vay tín chấp dựa trên dư nợ gốc
Với hình thức này, cách tính lãi suất chỉ căn cứ vào số nợ ban đầu. Ở mỗi kỳ thanh toán, khách hàng cần trả một số tiền lãi như nhau và không đổi theo thời gian.
Công thức thức tính lãi: Tiền lãi hằng tháng = Dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời gian vay. Ví dụ:
Khách hàng vay 50 triệu, lãi suất 20%/năm trong vòng 12 tháng.
- Mỗi tháng số tiền gốc phải trả là 50,000,000 : 12 = 4,167,000đ.
- Số tiền lãi là 50,000,000 * (20% / 12) = 833,000đ.
- Như vậy, mỗi tháng khách hàng phải trả 5,000,000đ cả gốc và lãi.
Cách tính lãi vay tín chấp dựa trên dư nợ giảm dần
Cách tính lãi suất này dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần nợ gốc mà người vay đã trả trong những tháng trước đó. Số số dư nợ giảm dần thì tiền lãi mà người vay phải trả cũng sẽ giảm dần.
Công thức tính lãi:
- Số tiền phải trả tháng 1 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + Số tiền đã vay x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
- Số tiền phải trả tháng 2 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Tiền gốc trả tháng 1) x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
- Số tiền phải trả tháng 12 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Tiền gốc trả tháng 1 – … – Tiền gốc trả tháng 11) x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
Có những loại lãi suất vay tín chấp nào?
Hiện nay, có 3 loại lãi suất thường được các ngân hàng áp dụng khi cho vay là lãi suất cố định, lãi thả nổi và lãi hỗn hợp.
Lãi suất cố định
Cách tính lãi vay cho lãi suất cố định là như nhau cho từng tháng. Tức là lãi suất của khách hàng sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay.
Ưu điểm: Người vay biết được chính xác lãi vay là bao nhiêu để có sự chuẩn bị sẵn sàng về tài chính. Bên cạnh đó, với mức lãi suất không đổi, người vay sẽ tránh được các rủi ro về lãi suất trong suốt quá trình vay.
Lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi là loại lãi suất có sự thay đổi theo thời gian. Với loại lãi suất này, ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất theo định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. Mức lãi suất thả nổi phụ thuộc vào thị trường và theo chính sách của ngân hàng trong thời điểm đó, nên có thể tăng hoặc giảm.
Lãi suất hỗn hợp
Đây là loại lãi suất kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Loại lãi suất này phổ biến và thường gặp khi áp dụng với các khoản vay mua nhà, vay mua xe.
Cụ thể, khách hàng sẽ được áp dụng cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trong thời gian vay vốn tuỳ theo đơn vị cho vay. Đa phần, thời gian đầu, ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất cố định ưu đãi, trong khoảng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng hoặc 24 tháng tùy gói vay. Sau thời gian quy định này, lãi suất sẽ được thả nổi theo công thức tính lãi suất thả nổi trên.
Loại lãi suất hỗn hợp sẽ có lợi cho khách hàng do được áp dụng mức lãi suất cố định ưu đãi. Tuy nhiên sau khi hết thời gian ưu đãi, khách hàng cũng phải chịu những rủi ro do biến động của lãi suất.
Như vậy, Vayonline đã chia sẻ đầy đủ thông tin về cách tính lãi vay tín chấp. Hy vọng những thông tin trên có thể mang lại kiến thức về cách tính lãi vay, đồng thời còn có những thông tin liên quan về cách tính lãi vay tín chấp.