Cơ cấu nợ là gì? Quy định của pháp luật về cơ cấu nợ

Cơ cấu nợ là việc các Ngân hàng hỗ trợ người đi vay gia hạn khoản nợ quá hạn. Các khoản hỗ trợ có thể bao gồm thời hạn trả nợ, giảm lãi 1 phần, kéo dài thời gian trả nợ gốc,… Để hiểu rõ cơ cấu nợ là gì ? Cũng như quy định của pháp luật về cơ cấu nợ, mời bạn đọc qua bài viết sau đây.

Cơ cấu nợ là gì?

Cơ cấu nợ hay còn gọi là cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hay tái cơ cấu nợ. Là một quá trình cho phép khách hàng, đối tác vay nợ ( cá nhân hoặc doanh nghiệp) đang đối mặt với các vấn đề về dòng tiền, hoặc khó khăn tài chính, được giảm bớt và thương lượng lại các khoản nợ quá hạn.

Cơ cấu nợ hay còn gọi là cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hay tái cơ cấu nợ
Cơ cấu nợ hay còn gọi là cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hay tái cơ cấu nợ

Thông thường việc gia hạn khoản nợ quá hạn sẽ bao gồm: thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, loại nợ, miễn giảm 1 phần lãi vay,…nhằm giúp khách hàng cải thiện tình hình hoặc khôi phục khả năng thanh khoản, để vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình.

Việc thay thế nợ cũ bằng nợ mới khi không gặp khó khăn về tài chính được gọi là “tái cấp vốn” (Refinancing) hay còn gọi là “đảo nợ”.

Mục đích của việc cơ cấu nợ

Cơ cấu lại nợ quá hạn, chính là việc giảm nợ và gia hạn thời hạn thanh toán cho khách hàng. Việc này có ý nghĩa tương trợ rất lớn cho các khách hàng doanh nghiệp và sẽ ít tốn kém hơn nhiều so với việc Doanh nghiệp thông báo phá sản.

Các chi phí chính liên quan đến việc tái cơ cấu nợ là thời gian và công sức dành cho việc đàm phán với các chủ ngân hàng, chủ nợ, nhà cung cấp và cơ quan thuế. Trong một giao dịch hoán đổi nợ lấy vốn chủ sở hữu. Các chủ nợ của công ty thường đồng ý hủy bỏ một số hoặc tất cả các khoản nợ để đổi lấy vốn chủ sở hữu trong công ty (chuyển từ chủ nợ thành chủ sở hữu). 

Cơ cấu lại nợ quá hạn, chính là việc giảm nợ và gia hạn thời hạn thanh toán cho khách hàng
Cơ cấu lại nợ quá hạn, chính là việc giảm nợ và gia hạn thời hạn thanh toán cho khách hàng

Các thỏa thuận hoán đổi nợ lấy vốn chủ sở hữu cũng thường diễn ra vì các công ty có nghĩa vụ tuân thủ, theo các điều khoản của hợp đồng với các tổ chức cho vay nhất định, với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cụ thể.

Quy định của pháp luật về cơ cấu nợ

Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, thì  tổ chức tín dụng có thể quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

 Khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh. Thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng, mà thời hạn cho vay không thay đổi.

Trường hợp khách hàng không có khả năng trả hết nợ đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận. Và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay. Thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng. 

Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, thì  tổ chức tín dụng có thể quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng
Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, thì  tổ chức tín dụng có thể quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng

Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận

Quy định của pháp luật về Cơ cấu nợ trong ảnh hưởng của dịch Corona

Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng quy định các trường hợp cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Virus Corona. 

Theo đó, các Tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ của khách hàng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Phát sinh khoản vay trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay.

– Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021. 

– Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 31/12/2021.

Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng, kể từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Trên đây là bài viết về nội dung “Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là gì? Các Quy định của pháp luật về cơ cấu nợ “.

Rất mong nhận được đánh giá từ bác

Để lại lời nhắn

Vay Online
Logo