Công cụ tính lãi vay thường dùng để kiểm tra lãi suất khi vay có đúng với hợp đồng cho vay không. Cùng tìm hiểu một số công cụ phổ biến nhé.
Tại sao phải tính lãi suất vay ngân hàng trước khi vay?
Hiện nay, nhiều khách hàng chỉ quan tâm đến số tiền phải trả hàng tháng chứ không quan tâm đến lãi suất vay ngân hàng được tính như thế nào?
Đây là một sai lầm rất phổ biến, đặc biệt là đối với những khách hàng đi vay từ các công ty tài chính. Có nhiều cách để tính lãi vay . Từ đó đồng ý ký vào hồ sơ vay và nhận tiền thanh toán.
Vì vậy, trước khi đến bất kỳ công ty tài chính hay thậm chí là ngân hàng để ký hồ sơ vay vốn. Đầu tiên bạn nên hỏi lãi suất vay của bạn được tính như thế nào? Từ đó, bạn nhập công thức tính lãi bên trên để dễ dàng so sánh xem tổ chức nào lãi hơn.
Một số công cụ tính lãi vay ngân hàng tiêu biểu
- Ngân hàng BIDV: https://www.bidv.com.vn/vn/premier/cong-cu-va-tien-ich/cong-cu-tinh-toan-tien-vay
- Ngân hàng Techcombank: https://www.bidv.com.vn/vn/premier/cong-cu-va-tien-ich/cong-cu-tinh-toan-tien-vay
- Ngân hàng SCB: https://www.scb.com.vn/vie/cong-cu-tinh-toan#loan
- Ngân hàng Agribank: https://www.agribank.com.vn/vn/cong-cu-tinh-toan
- Ngân hàng ACB: https://www.acb.com.vn/wps/portal/Home/loan
Với các ngân hàng khác bạn giản chỉ cần trên thanh công cụ tìm kiếm google, gõ Công cụ tính lãi vay ngân hàng và tên ngân hàng bạn muốn vay là sẽ xuất hiện ngay trang web có chứa công cụ tính lãi vay của ngân hàng đó, việc của bạn lúc này chỉ cần nhập số liệu vào là xong. Công cụ tính toán này hoàn toàn miễn phí và không cần cài đặt, dùng online ngay trên web trình duyệt của từng ngân hàng.
Các cách tính lãi suất cho vay của ngân hàng
Đa số các tổ chức tín dụng lớn tại Việt Nam như Techcombank, Vietcombank, BIDV, Agribank, ACB, VPBank … hay các công ty tài chính như Lotte Finance, FE Credit,… đều sử dụng 1 trong 3 cách tính lãi suất vay dưới đây.
Phương án 1: Gốc cố định, lãi theo dư nợ ban đầu
Phương pháp tính lãi trên số dư ban đầu khá phổ biến, đặc biệt là các khoản vay bằng thẻ tín dụng. Thông thường, các loại thẻ tín dụng VPBank, thẻ tín dụng VIB khi khách hàng muốn trả góp vào thẻ đều có thể được cộng theo công thức này.
Sử dụng công thức này, tiền gốc mỗi tháng sẽ bằng số tiền vay ban đầu chia cho số tháng đã vay. Và tiền lãi sẽ tính theo gốc ban đầu, bất kể là tháng nào, còn lại bao nhiêu thì lãi vẫn được tính dựa vào số tiền vay lúc ban đầu.
Ví dụ: Bạn vay trả góp 30 triệu bằng thẻ tín dụng VIB trong thời hạn 12 tháng. Lãi suất 1% / tháng tính theo dư nợ ban đầu. VIB không tính phí chuyển đổi trả góp và có thể thực hiện dễ dàng trên ứng dụng MyVIB. Vậy số tiền mà khách hàng sẽ phải thanh toán là bao nhiêu?
Số tiền mà khách hàng cần trả cho ngân hàng là:
- Gốc = 30tr / 12 tháng = 2,5tr / tháng
- Lãi = 1% x 30 triệu đồng = 300.000 đồng / tháng
Tổng số tiền phải trả hàng tháng là 2,8 triệu đồng / tháng, bạn sẽ đóng số tiền này như nhau trong suốt thời gian cho vay.
Phương án 2: Tiền gốc cố định với lãi suất theo dư nợ giảm dần
Cách tính lãi suất gốc cố định, tức là lãi theo số dư nợ giảm dần, thường được áp dụng cho các khoản vay với số tiền lớn như vay mua nhà, vay mua ô tô, vay sửa nhà . Hầu hết các ngân hàng đều dùng cách tính này.
Về cơ bản, cách này được hiểu như sau: số tiền gốc sẽ bằng số tiền vay ban đầu chia cho số tháng vay. Do đó, số tiền gốc là như nhau và được cố định hàng tháng khi vay theo dư nợ giảm dần. Đối với tiền lãi, tiền lãi được tính bằng cách nhân lãi suất tiền vay với số tiền còn nợ tại thời điểm đó.
Rõ ràng, so với phương pháp một, lãi suất x số tiền gốc ban đầu, và phương pháp hai, lãi suất x số tiền chưa thanh toán hiện tại. Do đó, số tiền góp hàng tháng của bạn sẽ giảm dần theo từng tháng, trong khi tiền gốc vẫn không đổi mà chỉ giảm phần lãi suất.
Ví dụ: Bạn đang có khoản trả góp 12 tháng là 30 triệu với lãi suất 12% / năm theo số dư nợ giảm dần. Đến tháng thứ 5 bạn chỉ còn nợ 20 triệu đồng, vậy tiền gốc và lãi tháng 5 của khoản vay trên là:
- Tiền gốc = 30 triệu / 12 tháng = 2,5 triệu/tháng.
- Lãi = 1% x 20 triệu = 200.000 đồng / tháng.
Tổng số tiền gốc và lãi mà bạn cần trả vào tháng 5 sẽ là 2,7 triệu đồng. Tới tháng thứ 6 số tiền cần trả sẽ tiếp tục giảm.
Phương án 3: Tiền gốc và tiền lãi sẽ được chia đều từng tháng
Với cách tính tiền gốc cố định, tiền lãi theo dư nợ ban đầu thường được áp dụng cho phần lớn các khoản vay trên thẻ tín dụng. Còn cách tính gốc cố định, lãi theo dư nợ giảm dần thì áp dụng cho các khoản vay thế chấp. Cách tính lãi suất theo kiểu gốc, lãi chia đều từng tháng sẽ được tính cho các khoản vay tín chấp.
Hiện nay khi vay tín chấp tại VPBank, VIB, Lotte Finance thì họ đang áp dụng cách tính: số tiền gốc và lãi sẽ tự cân bằng san sẻ cho nhau.Số tiền đóng từng tháng của khách hàng là như nhau.
Như vậy, tiền lãi của từng tháng sẽ có xu hướng giảm dần đi và tiền gốc có xu hướng tăng dần qua các tháng. Mặc dù gốc và lãi được coi là linh động nhưng số tiền phải đóng mỗi tháng là bằng nhau. Cách tính lãi này còn gọi với một cái tên khác là vay theo niên kim cố định.
Làm sao để chọn ra được cách tính có lợi nhất?
Ta thử làm một bài so sánh về ví dụ: Vay 200 triệu đồng, trả góp trong vòng 60 tháng, lãi suất là 18%/năm. Thì với mỗi cách tính:
- Tiền gốc cố định, tiền lãi theo dư nợ ban đầu: 190.000.000 đồng.
- Tiền gốc cố định, tiền lãi theo dư nợ giảm dần: 91.500.000 đồng.
- Tiền gốc và lãi chia đều mỗi tháng: 104.721.129 đồng.
Ta có thể thấy rõ ràng cách tính lãi theo dư nợ giảm dần là có lợi nhất. Sau đó mới tới gốc lãi chia đều mỗi tháng. Cao nhất là tiền gốc cố định, tiền lãi sẽ được tính theo dư nợ ban đầu, với cách tính này sẽ gần gấp đôi cách số 2.
Tuy nhiên, trong thực tế thì không phải lúc nào cách tính trên cũng đúng, với từng cách tính lãi riêng sẽ có một mức lãi suất khác nhau. Do vậy, muốn biết tiền lãi bạn phải trả trong suốt thời gian vay là bao nhiêu, bạn có thể nhập liệu vào công cụ tính toán lãi vay của từng ngân hàng có sẵn trên web như đã trình bày ở mục trên..
Trên đây Vayonline đã giới thiệu về các công cụ tính lãi vay và ba cách tính lãi suất vay của từng ngân hàng. Chúc bạn sẽ tìm được khoản vay và ngân hàng có mức lãi suất phù hợp với nhu cầu cá nhân của mình.