IMF là gì? IMF có nhiệm vụ và vai trò như thế nào đối với hệ thống tiền tệ quốc tế? Cùng Vayonline tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết hôm nay.
IMF là gì?
IMF là tên viết tắt của Quỹ tiền tệ quốc tệ. Tên tiếng anh đầy đủ là International Monetary Fund. Đây là một tổ chức quốc tế giám sát toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán. Đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi nhận được yêu cầu.
Quỹ được mô tả như một tổ chức của 189 quốc gia, có nhiệm vụ “nuôi dưỡng” tập đoàn tiền tệ toàn cầu và thiết lập an toàn tài chính. Hiện tại, trụ sở chính của IMF đặt tại thủ đô Hoa Kỳ Washington D.C.
Lịch sử hình thành và phát triển của IMF
Bên cạnh IMF là gì, thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của Quỹ tiền tệ quốc tế cũng nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc. IMF thành lập tháng 7/1944 tại Hội nghị Bretton Woods của Liên Hợp Quốc. Lúc này, 44 đất nước tham dự đã tìm cách xây dựng khuôn khổ hợp tác nhằm tránh lặp lại tình trạng phá giá tiền tệ cạnh tranh dẫn đến cuộc đại suy thoái những năm 1930.
Đến ngày 1/3/1947, IMF chính thức hoạt động và hưởng những quy chế cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc. Ngày 8/5/1947, IMF cho vay khoản đầu tiên. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của IMF là do các nước thành viên đóng góp.
IMF đã xây dựng hạn mức cho vay và đóng góp với các quốc gia thành viên. Số phiếu biểu quyết của từng nước còn tùy thuộc vào mức độ đóng góp cho IMF. Hiện nay, các nước có cổ phần lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp.
Cơ cấu của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Những bộ phận của tổ chức IMF là gì? Dưới đây là thông tin chi tiết:
- Hội đồng thống đốc: Cơ quan quyết định tối cao. Bao gồm 1 thống đốc, 1 thống đốc thay thế.
- 2 ủy ban Bộ trưởng: Thứ nhất là Ủy ban Tiền tệ và Tài chính quốc tế (IMFC- International Monetary and Financial Committee); Thứ 2 là Ủy ban Phát triển (Development Committee).
- Ban Giám đốc điều hành: Bao gồm 24 thành viên, thay mặt cho 189 nước thành viên IMF. Nhiệm vụ của ban Giám đốc điều hành là bàn luận và giải quyết những vấn đề có liên quan đến kinh tế toàn cầu.
Những chức năng và nhiệm vụ của IMF
Nhiệm vụ chính của quỹ tiền tệ quốc tế là đảm bảo sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế. Cụ thể thông qua 3 chức năng chính sau đây:
Giám sát
Chức năng giám sát của IMF là gì? Giám sát tình hình kinh tế tài chính toàn cầu và 189 nước thành viên. Đồng thời tư vấn chính sách kinh tế cho các nước thành viên. Điều này thực hiện thông qua nghiên cứu, thống kê, phân tích và dự báo nền kinh tế của quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Ngoài ra, IMF cũng cho các nước thành viên lời khuyên, thúc đẩy chính sách thúc đẩy sự ổn định kinh tế, giảm nguy cơ tổn thương trước cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và nâng cao mức sống.
Hỗ trợ tài chính
IMF hỗ trợ tài chính ngắn hạn và trung hạn cho các nước thành viên nếu gặp khó khăn tạm thời. Cụ thể là đưa ra nguồn vốn cho vay không lãi suất với thời gian đáo hạn dài. Đây chính là trách nhiệm cốt lõi của Quỹ tiền tệ quốc tế.
Phát triển năng lực
Chức năng tiếp theo của IMF là gì? Đó là trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên. Điều này nhằm cải thiện khả năng điều hành nền kinh tế của quốc gia đó.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và IMF như thế nào?
Vào năm 1967, Việt Nam đã chính thức thực hiện quy chế hội viên tại IMF. Tức là trở thành thành viên và được quyền hưởng các khoản vay từ tổ chức này.
IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD trong giai đoạn 1976-1981 nhằm giải quyết khó khăn. Vào năm 1985, Việt Nam phát sinh nợ quá hạn và IMF đã đình chỉ quyền vay vốn. Mối quan hệ lúc này được duy trì qua đối thoại chính sách dưới hình thức tham khảo thường niên.
Đến tháng 10/1993, Việt Nam chính thức nối lại quan hệ tài chính với IMF. Cũng từ thời gian này, Việt Nam tiếp tục đường hưởng những khoản vay hỗ trợ từ quỹ.
Bắt đầu từ tháng 4/2004 đến nay, Việt Nam – IMF không còn chương trình vay vốn. Tuy nhiên, mối quan hệ vẫn được duy trì tốt đẹp.
Các loại tín dụng của Quỹ IMF
Xuất phát từ mục đích nuôi dưỡng và thúc đẩy tập đoàn tiền tệ toàn cầu, IMF đã đưa ra các loại tín dụng. Cụ thể như sau:
- Tín dụng thông thường
- Vay dự phòng
- Vay dài hạn
- Vay bù đắp thất thu xuất khẩu
- Vay chuyển tiếp nền kinh tế
- Một số loại tín dụng khác: vay để duy trì dự trữ điều hòa, vay để điều chỉnh cơ cấu…
Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Quỹ tiền tệ quốc tế IMF là gì. Cùng với đó là những thông tin liên quan như cơ cấu tổ chức, chức năng, các loại tín dụng,…