Lạm phát là gì và những ảnh hưởng của lạm phát đến đời sống kinh tế, xã hội? Xem ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Lạm phát là gì?
Lạm phát chính là sự mất giá trị thị trường hay sức mưa của đồng tiền. Khi so sánh với nhiều nền kinh tế, lạm phát chính là sự phá giá của đồng tiền nội tệ so với ngoại tệ. Lạm phát được ví như một căn bệnh nguy hiểm của nền kinh tế. Bất cứ quốc gia nào cũng phải lo ngại.
Hiện nay, lạm phát tồn tại ở 3 mức độ:
- Lạm phát tự nhiên: từ 0 đến <10%
- Lạm phát phi mã: từ 10% đến <1000%
- Siêu lạm phát: trên 1000%
Trên thực tế, bất cứ quốc gia nào cũng mong muốn mức lạm phát chỉ dừng ở 5% trở xuống.
Các nguyên nhân gây nên lạm phát
Bên cạnh những thắc mắc lạm phát là gì, bạn băn khoăn vì đâu mà lạm phát hình thành? Khi coi tiền tệ như một món hàng trao đổi, món hàng giá trị hơn sẽ đổi được nhiều hơn. Cụ thể như đồng Đô La Mỹ (USD) có giá cao, theo đó, bạn có thể sử dụng để mua nhiều hàng hóa ở bất cứ đâu.
Còn với những quốc gia kém phát triển hơn, do hàng hóa khan hiếm nên giá thành bị đẩy lên cao. Lúc này, người dân cần bỏ ra số tiền lớn hơn để mua. Để tránh việc phải mang theo số lượng tiền lớn, nhà nước sẽ in các tờ tiền có mệnh giá cao hơn. Khi đó, lạm phát bằng đầu xảy ra.
Chi tiết các nguyên nhân gây ra lạm phát là gì?
- Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu thị trường đối với một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của chúng tăng lên. Thêm đó, giá của những mặt hàng khác có liên quan cũng tăng theo. Ví dụ: Giá xăng tăng kéo theo cước taxi, giá nông sản, dịch vụ giao hàng cũng tăng lên.
- Lạm phát do chi phí đẩy: Khi giá cả của các chi phí đẩy (bao gồm tiền lương, giá nguyên liệu đầu vào, giá thuế,…) tăng lên, tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp đó cũng tăng theo. Vì thế, giá hàng hóa, sản phẩm cũng phải nâng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận.
- Lạm phát do cơ cấu: Các ngành kinh doanh có hiệu quả, việc tăng tiền công “danh nghĩa” cho người lao động là phù hợp. Tuy nhiên, với các nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả nhưng vẫn phải tăng tiền công người lao động. Để đảm bảo lợi nhuận, doanh nghiệp đó cần tăng giá sản phẩm, từ đó làm phát sinh lạm phát.
- Lạm phát do cầu thay đổi: Khi nhu cầu thị trường đối với một mặt hàng nào đó tăng lên, kéo theo việc tăng giá. Nhưng với mặt hàng giảm nhu cầu vẫn không giảm giá. Từ đó, mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
- Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng cao sẽ khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Điều này dẫn tới mất cân bằng và nảy sinh lạm phát.
- Lạm phát do nhập khẩu: Giá hàng hóa nhập khẩu tăng khiến giá bán trong nước cũng phải đẩy lên.
- Lạm phát tiền tệ: Việc cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Lạm phát ảnh hưởng đến kinh tế như thế nào?
Nói đến những tác động đến nền kinh tế của lạm phát sẽ bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Cụ thể các ảnh hưởng của lạm phát là gì?
Tác động tích cực
Những ảnh hưởng tích cực của lạm phát trong mức vừa phải (từ 2-5% ở các nước phát triển và <10% ở các nước đang phát triển) như sau:
- Kích thích các nhu cầu: Tiêu dùng, đầu tư, vay nợ, giảm thất nghiệp.
- Chính phủ có thể khả năng lựa chọn công cụ kích thích đầu tư đối với các lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng. Từ đó, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.
Tác động tiêu cực
Chúng ta có thể trình bày chi tiết về một số ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế của lạm phát:
- Yêu cầu lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ của lạm phát. Điều này có thể dẫn đến suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.
- Trường hợp lạm phát tăng mà thu nhập danh nghĩa của người lao động không thay đổi khiến đời sống khó khăn hơn, gia tăng thất nghiệp,…
- Sự phân phối thu nhập sẽ không bình đẳng tùy theo đối tượng. Người đi vay sẽ có lợi trong vay vốn trả góp để kiếm lợi. Tình trạng người có tiền thu gom hàng hóa, nạn đầu cơ xuất hiện. Riêng với những người dân nghèo càng trở nên khốn khó hơn.
- Những khoản nợ nước ngoài càng trở nên trầm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về lạm phát là gì cũng như những ảnh hưởng thực tế của nó lên nền kinh tế mỗi quốc gia. Theo đó, nhà nước cần có những chính sách điều tiết hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.