LTV trong Ngân hàng là gì? Công thức tính tỷ lệ cho vay

LTV hay còn gọi là tỷ lệ cho vay trên giá trị Tài sản bảo đảm. Là yếu tố quyết định số tiền bạn được phê duyệt vay. Vậy công thức tính LTV là gì ? Đâu là yếu tố quyết định đến tỷ lệ LTV? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

LTV là gì?

LTV là từ viết tắt của cụm từ Loan-to-Value Ratio. Là một đánh giá về rủi ro cho vay mà các tổ chức tài chính kiểm tra, trước khi phê duyệt đồng ý một khoản vay thế chấp. Một Tài sản được đánh giá cao sẽ được phê duyệt tỷ lệ cho vay cao. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay cao sẽ đồng nghĩa với việc tỷ lệ rủi ro sẽ cao.

LTV là từ viết tắt của cụm tLTV là từ viết tắt của cụm từ Loan-to-Value Ratioừ Loan-to-Value Ratio.
LTV là từ viết tắt của cụm tLTV là từ viết tắt của cụm từ Loan-to-Value Ratioừ Loan-to-Value Ratio.

Cho nên, đa số các khoản vay được phê duyệt LTV cao, sẽ có điều kiện đi kèm như: khả năng tài chính phải mạnh, chứng minh được mục đích sử dụng vốn rõ ràng, hoặc mua thêm 1 gói Bảo hiểm khoản vay, Bảo hiểm nhân thọ đính kèm.

Công thức tính LTV

Người đi vay có thể dễ dàng tính tỉ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ theo công thức sau:

Tỷ lệ cho vay (được biểu thị bằng %) = Số tiền được vay/Giá trị TSBĐ

Trong đó:

– Giá trị TSBĐ: được hiểu là mức giá đã được phía Ngân hàng thẩm định lại, dựa trên: hiện trạng tài sản, năm sản xuất/xây dựng, vị trí địa lý, tỷ lệ thanh khoản,…

– Số tiền được vay: là số tiền phía Ngân hàng thông báo cho vay đến Khách hàng. Số tiền được vay tối đa có thể cao hơn hoặc thấp hơn số tiền vay ban đầu Khách hàng đề xuất. Vì còn phụ thuộc vào yếu tố Giá trị TSBĐ, tỷ lệ DTI,…

Ví dụ: Giá trị căn nhà mà bạn muốn thế chấp được Ngân hàng thẩm định giá lại là 100.000.000 vnđ, và số tiền được Ngân hàng thông báo cho vay đến bạn là 70.000.000 vnđ. Như vậy, tỷ lệ cho vay (LTV) sẽ được tính theo công thức sau:

Số tiền được vay / Giá trị TSBĐ = Tỷ lệ cho vay (%)

70.000.000 vnđ / 100.000.000 vnđ =  70%

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ cho vay

Giá trị TSBĐ

Giá trị TSBĐ sẽ tỷ lệ thuận với tỷ lệ cho vay, và tỷ lệ nghịch với tỷ lệ rủi ro tín dụng. Lấy ví dụ, căn nhà mà bạn muốn thế chấp, nằm ở vị trí đắc địa, ngay trung tâm thành phố, hiện trạng tài sản còn nguyên vẹn, vừa xây dựng xong. Như vậy, tài sản mà bạn thế chấp sẽ được xếp hạng tốt nhất, và Ngân hàng sẽ dựa vào xếp hạng đó mà đưa ra tỷ lệ cho vay dựa trên TSBĐ của bạn.

Giá trị TSBĐ sẽ tỷ lệ thuận với tỷ lệ cho vay, và tỷ lệ nghịch với tỷ lệ rủi ro tín dụng.
Giá trị TSBĐ sẽ tỷ lệ thuận với tỷ lệ cho vay, và tỷ lệ nghịch với tỷ lệ rủi ro tín dụng.

Dĩ nhiên, Tài sản tuyệt vời của bạn sẽ được Ngân hàng cho vay với tỷ lệ tối đa (dựa trên quy định về xếp hạng TS, mục đích sử dụng vốn,…). Có thể thấy, TSBĐ là 1 yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ phê duyệt khoản vay.

Tỷ lệ nợ trên thu nhập cá nhân (DTI)

Ngoài yếu tố TSBĐ, thì tỷ lệ DTI cũng giữ vai trò quyết định tỷ lệ cho vay. DTI là công thức tính các khoản nợ phải trả hàng tháng của người đi vay, dựa trên thu nhập cá nhân của người đó. Nếu thu nhập bạn càng cao, khoản nợ phải trả hàng tháng càng thấp, thì tỷ lệ cho vay sẽ được phê duyệt cao.

Năng lực tài chính

Nguồn thu nhập cá nhân của bạn và người đồng vay cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ cho vay. Nếu bạn muốn được cho vay tỷ lệ tối đa, thì bạn buộc phải chứng minh khả năng tài chính của mình. Vì thu nhập ổn định, nguồn thu cao thì mới có thể đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ trả nợ hàng tháng tốt, không gây rủi ro tín dụng cho phía Ngân hàng.

Mục đích sử dụng vốn vay

Nguồn thu nhập cá nhân của bạn và người đồng vay cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ cho vay..
Nguồn thu nhập cá nhân của bạn và người đồng vay cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ cho vay..

Đây cũng là 1 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ phê duyệt cho vay. Phía Ngân hàng sẽ xem xét mục đích vay tiền của bạn, nếu bạn vay để mở rộng quy mô kinh doanh, mua sắm Bất động sản thì tỷ lệ phê duyệt cho vay sẽ cao hơn so với mục đích vay tiêu dùng cá nhân, vay mua sắm chi tiêu cá nhân, vay du lịch,…

Vai trò của tỷ lệ cho vay đối với rủi ro tín dụng Ngân hàng

Xác định được chính xác số tiền Khách hàng thật sự cần, sẽ giảm thiểu rủi ro nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng cho phía Ngân hàng. Đặc biệt là tình trạng, Khách hàng không còn khả năng chi trả do số tiền vay vượt nhu cầu sử dụng vốn, dẫn đến khoản phải trả hàng tháng quá cao. Lúc này, sẽ xảy ra tình trạng thu hồi tài sản, xử lý nợ.

Thêm 1 rủi ro nghiêm trọng hơn nữa, chính là việc Khách hàng sử dụng tiền vay để thực hiện mục đích sai trái, vi phạm pháp luật như: buôn lậu, mua bán vũ khí, chất cấm,… Gây thiệt hại nghiêm trọng đến giá trị xã hội, kinh tế đất nước.

Như vậy, việc xác định và tính toán công thức tỷ lệ cho vay sẽ mang lại sự ổn định và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho phía Ngân hàng.

Rất mong nhận được đánh giá từ bác

Để lại lời nhắn

Vay Online
Logo