TTR là gì? Hình thức thanh toán TTR như thế nào? Có uy tín không? Đây là thắc mắc chung của nhiều khách hàng đang quan tâm đến thanh toán quốc tế.
TTR là gì?
TTR sử dụng phổ biến ở các công ty xuất nhập khẩu. Vậy TTR là gì? TTR là tên viết tắt của cụm từ Telegraphic Transfer Reimbursement. Nó có nghĩa là chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn. Phương thức này được áp dụng trong các thanh toán tín dụng chứng từ hợp lệ L/C.
Khi phương thức thanh toán TTR được áp dụng, người làm xuất nhập khẩu chỉ cần gửi các giấy tờ thông tin chứng từ cần thiết cho ngân hàng và nhận được thông báo quyết toán ngay lập tức. Tất nhiên, cầm đảm bảo tính chính xác và hợp lệ của chứng từ.
Lúc này, phía ngân hàng sẽ gọi điện trực tiếp hoặc phát hành công văn đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C. Chỉ trong khoảng thời gian 3 ngày, ngân hàng nhận được điện báo sẽ hoàn trả tiền ngay. Những thông tin bộ chứng từ cần thiết sẽ gửi sau.
Mối liên hệ giữa TT và TTR là gì?
Khi nói về TTR, nhiều người dùng vẫn nhắc đến TT. Vậy giữa TT và TTR có mối quan hệ như thế nào?
TT có nghĩa là chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer). Phương thức thanh toán quốc tế này cho phép người mua làm hồ sơ chuyển tiền cho người bán tại ngân hàng. Tức là ý nghĩa của TT là hình thức thanh toán quốc tế bằng điện. Trong đó, bên mua đề nghị ngân hàng phải thực hiện chuyển khoản một số tiền cho bên bán.
Đối với trường hợp L/C hợp nhất với TT thì TTR và TT là 2 yếu tố mới được tạo ra. Nếu L/C chấp nhận TTR thì ngân hàng sẽ quyết toán. Điều kiện là người làm việc bên xuất khẩu phải cung cấp bộ chứng từ có giá trị pháp lý phù hợp.
Cụ thể hơn, thực chất TT chỉ được dùng trong L/C với 2 trường hợp.
- Thứ nhất: Bên phía ngân hàng mở phương thức L/C để giải quyết cho bên xuất khẩu khi ngân hàng quyết định điện đòi tiền. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra khi bộ chứng từ đúng.
- Thứ 2: Ngân hàng mở phương thức L/C để giải quyết cho họ chiết khấu với 2 điều kiện: 1. Sau khi đã nhận được bộ chứng từ đúng; 2. Điện đòi tiền từ phía ngân hàng chiết khấu.
Vậy khi nào TT có thể trở thành TTR và được sử dụng thanh toán trong L/C? Đó là khi phía ngân hàng mở L/C để giải quyết cho ngân hàng bên chiết khấu nhưng chỉ khi nhận được điện đòi tiền từ ngân hàng này. Lúc này, chứng từ không bắt buộc phải tới trước.
Quy trình các bước thanh toán TTR trả sau
Không chỉ thắc mắc TTR là gì, nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ quy trình thanh toán TTR. Sau đây là 5 bước thanh toán quốc tế TTR trả sau:
- Bước 1: Người bán hàng cần chuyển chứng từ cho phía người mua hàng bên nước ngoài.
- Bước 2: Người mua hàng kiểm tra chứng từ. Nếu đã phù hợp thì chuyển hàng hóa cho người mua.
- Bước 3: Người mua nhận hàng, kiểm tra hàng hóa. Nếu nhận đủ sẽ lập thủ tục chuyển tiền từ ngân hàng bên phía mình.
- Bước 4: Ngân hàng làm thủ tục, chuyển tiền sang ngân hàng bên người bán.
- Bước 5: Ngân hàng thanh toán tiền cho người bán.
Lưu ý với phía người mua: Chỉ chuyển thanh toán khi đã kiểm tra và nhận đủ hàng. Kèm theo đó là bộ chứng từ gốc và tờ khai hải quan.
Trong quá trình thanh toán, người mua hàng có trách nhiệm mang chứng từ gốc đi sao y. Tiếp đó, mang chúng cùng lệnh chuyển tiền gửi lại cho ngân hàng để thực hiện thanh toán bằng cách chuyển khoản. Tất nhiên, trong tài khoản người mua phải có đủ số tiền thanh toán.
Để đảm bảo và đề phòng những vấn đề rắc rối về sau, người mua cần giữ một số giấy tờ như:
- Một lệnh chuyển tiền
- Một điện chuyển tiền có dấu mộc ngân hàng.
- Kèm theo bộ chứng gốc.
Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn đọc hiểu rõ về TTR là gì và những lưu ý khi thanh toán. Đây là hình thức thanh toán an toàn, tiện lợi và nhanh chóng. Bạn đọc có nhu cầu có thể tham khảo và áp dụng.